Giỏ hàng

Các Ngành Nghề Xuât Khẩu Lao Động Nhật Bản Được Đánh Giá Cao Nhất

Xuất khẩu lao động giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp hiện nay. Vì thế, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn con đường này thay vì xin việc trong nước. Nếu bạn cũng đang có ý định xuất khẩu lao động Nhật Bản thì theo dõi phần bài viết dưới đây để được giải đáp câu hỏi nên chọn công việc gì khi đi xuất khẩu Nhật Bản:


1. Cơ khí

Cơ khí là ngành luôn thuộc top đầu của danh sách các ngành nghề lương cao ở Nhật Bản. Điều này xuất phát từ việc Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới về tốc độ phát triển kinh tế, trong đó, cơ khí là một trong những ngành mũi nhọn đưa Nhật Bản đạt được thứ hạng này. Vậy nên nhu cầu lao động trong lĩnh vực cơ khí là rất lớn với nhiều đãi ngộ thu hút hấp dẫn.

Không chỉ xuất phát từ vấn đề lương thưởng cao, mà khi lựa chọn cơ khí là ngành nghề XKLĐ Nhật Bản, bạn sẽ có cơ hội trau dồi chuyên môn, nâng cao tay nghề của mình. Nhờ đó, khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Nhật Bản, đa số các bạn đều được nhận làm việc ở các công ty liên doanh Việt Nhật.

Những công việc bạn sẽ làm khi lựa chọn cơ khí làm ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm: Hàn, phay, tiện, gia công cơ khí, dập kim loại, lắp ráp linh kiện máy móc, điện tử… Trong đó, ngành tiện là ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất hiện nay.

 

 


2. Chế biến thủy sản

Chế biến thủy sản là ngành nghề XKLĐ Nhật Bản tiếp theo mà chúng tôi đưa vào danh sách này. Chế biến thủy sản được xem là ngành hot nhờ thị trường tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản ở nước này đứng đầu trên thế giới.

Vậy nên nhu cầu về lao động chế biến thủy sản luôn cao. Theo các chuyên gia phân tích với xu hướng phát triển như hiện nay thì tình trạng lao động tham gia ngành chế biến thủy sản trong thời gian tới sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt.

Do tính chất công việc làm trong các nhà xưởng không quá vất vả lại thêm thu nhập cao nên đây được xem là lựa chọn hàng đầu cho các bạn nữ khi quyết định xuất khẩu lao động Nhật Bản.

 

 


3. Xây dựng

Nhật Bản là đất nước rất xem trọng cơ sở hạ tầng nên việc xây dựng và hoàn thiện các công trình xây dựng để tạo “bộ mặt” cho đất nước là vấn đề được xem trọng. Vậy nên nhu cầu lao động trong ngành xây dựng luôn được đánh giá cao.

So với các ngành nghề xuất khẩu Nhật Bản khác thì điều kiện để được tuyển dụng trong lĩnh vực xây dựng có phần khắt khe hơn. Do yếu tố công việc cần sức khỏe, vóc dáng nên các đơn vị tuyển dụng thường đưa ra các yêu cầu về ngoại hình như nam có chiều cao từ 1.65m trở lên, có sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, yếu tố kinh nghiệm cũng giúp bạn dễ trúng tuyển hơn.

 

 


4. Chế biến thực phẩm

Theo thống kê, hàng năm ngành chế biến thực phẩm ở Nhật Bản lại cần thêm khoảng 1000 lao động. Vì thế, trong các ngành nghề xuất khẩu Nhật Bản thì chế biến thực phẩm là sự lựa chọn của rất nhiều nam, nữ trong độ tuổi 18 - 32.

Khi được tuyển dụng vào ngành này, bạn sẽ được bố trí làm các nghề phổ biến như: chế biến thịt nguội, thịt gà, xúc xích, đóng gói sản phẩm, … trong đó, nghề có nhu cầu lao động cao nhất là đóng gói sản phẩm.

 

 

 


5. Nông nghiệp

Nhật Bản có tốc độ phát triển nông nghiệp thuộc top đầu trên thế giới. Vậy nên, nhu cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tại quốc gia này chưa bao giờ thiếu.

Nhiều bạn trẻ e ngại về việc lựa chọn lĩnh vực nông nghiệp làm ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản vì sợ vất vả. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi Nhật Bản ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động canh tác nên hoạt động nông nghiệp trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều so với canh tác truyền thống.

Những công việc bạn sẽ được bố trí làm khi chọn nông nghiệp làm ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm: làm vườn, chăn nuôi, chế biến nông sản,… Với những công việc như vậy, môi trường công việc của bạn sẽ thoải mái, ít áp lực hơn so với làm việc ở nhà máy, công xưởng.

Sau thời gian làm việc tại các trang trại Nhật Bản, nhiều bạn thực tập sinh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc ứng dụng, vận hành các loại máy móc trong chăn nuôi, trồng trọt. Nhờ đó, khi về nước, họ có thể phát triển sự nghiệp của mình theo lĩnh vực này.

 

 


6. Ngành nghề dệt may

Lĩnh vực may mặc luôn được Nhật Bản quan tâm và đầu tư. Vậy nên, chất lượng các sản phẩm may mặc Nhật Bản luôn được đánh giá cao với con số xuất khẩu hàng may mặc đi các quốc gia chiếm tỷ lệ cao.

Để làm được điều này, các công xưởng dệt may ở Nhật Bản đòi hỏi số lượng lao động lớn. Vì thế, đây cũng là ngành nghề đáng lựa chọn cho những bạn đang muốn XKLĐ Nhật Bản.

 

 


7. Điều dưỡng, hộ lý

Điều dưỡng, hộ lý là công việc đang khan hiếm nhân lực tại Nhật Bản. Vì thế mà những năm trở lại đây, nhu cầu tìm kiếm lao động xuất khẩu đối với lĩnh vực này là cực kỳ cao. Trở thành điều dưỡng, hộ lý tại Nhật Bản, bạn cần làm những công việc dưới đây:

Chăm sóc người già/người bệnh bằng cách cho họ: ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện, hỗ trợ đi vệ sinh, thay đồ, tắm rửa, ... Ngoài ra, hộ lý, điều dưỡng còn phải là người bạn để trò chuyện, tâm sự với người già/người bệnh.

Theo dõi sức khỏe thường ngày cho người già/người bệnh bằng cách ghi chép nhật ký sức khỏe mỗi ngày. Bạn còn phải thực hiện việc nhận thuốc, cho họ uống thuốc đúng giờ, kịp thời phát hiện bất thường và thông báo cho bác sĩ phụ trách kịp thời xử lý.

Là người chuyển mẫu xét nghiệm, thực hiện nhận các loại phiếu và kết quả xét nghiệm.

Dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ cho phòng bệnh, làm sạch dụng cụ vệ sinh và dụng cụ y tế.

Một số công việc khác.

Có thể nói mặc dù được đãi ngộ cùng cơ hội việc làm cao nhưng chương trình điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại Nhật Bản yêu cầu rất cao. Vì thế, bạn cần tìm hiểu để biết được những công việc mình sẽ làm nếu trở thành thực tập sinh ngành điều dưỡng, hộ lý. Để hạn chế tình trạng phải về nước trước hạn hợp đồng do không đáp ứng được yêu cầu công việc điều dưỡng bên Nhật.

 

 


8. Lắp ráp điện tử

Lắp ráp điện tử là một ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng cực lớn hiện nay. Chúng ta thường biết đến Nhật Bản là quốc gia có trình độ ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao với sự ra đời của những con robot hữu dụng. Điều này cũng tạo nên sức hút dành cho các bạn trẻ đam mê nhóm ngành điện tử, kỹ thuật.

Để được tuyển dụng vào các công ty điện tử Nhật Bản, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe. Bởi, công việc đòi hỏi nhân công gần như phải đứng một chỗ vì phải sử dụng các linh kiện, chi tiết nhỏ đòi hỏi độ chính xác cao. Thông thường, các công ty này sẽ yêu cầu độ tuổi sẽ từ 19 - 25 tuổi, mắt phải đạt thị lực tối thiểu 8/10, không bị vấn đề rối loạn sắc giác. Và rất nhiều yêu cầu khác.

Tuy nhiên, khi đã được nhận vào làm, bạn có nhiều cơ hội để trau dồi tay nghề, kiến thức chuyên môn làm nền tảng cho sự phát triển sự nghiệp về sau.

 

 


9. Đóng gói sản phẩm

Đóng gói sản phẩm là công việc không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu đối với lao động xuất khẩu. Được nhận vào làm, các thực tập sinh sẽ được bố trí vào các dây chuyền vận hành để thực hiện công việc theo yêu cầu như: dán tem sản phẩm, đóng gói hàng,…

Một số ngành đòi hỏi quy trình đóng gói sản phẩm có nhu cầu tuyển dụng lao động cao như:

Đóng gói thực phẩm: đóng gói cơm hộp, đóng gói thực phẩm thịt, cá đông lạnh; đóng gói đồ ăn sẵn, đóng gói bánh kẹo,…

Đóng gói nông sản: Đóng gói rau củ, đóng gói trứng, đóng gói trái cây, …

Đóng gói công nghiệp: Đóng gói sách hướng dẫn, đóng gói vở, đóng gói nhựa, đóng gói vật liệu…

 

 


10. Vệ sinh và dọn dẹp

Mức sống của người Nhật Bản khá cao cộng thêm cơ sở hạ tầng phát triển với nhiều nhà hàng, khách sạn, công ty, văn phòng,... nên việc ra đời các dịch vụ vệ sinh, dọn dẹp ngày càng phát triển; nhu cầu xuất khẩu lao động đối với ngành nghề vệ sinh, dọn dẹp cũng vì thế mà tăng cao.

Những công việc bạn cần làm khi lựa chọn ngành nghề xuất khẩu lao động Nhật Bản này là:

Dọn dẹp vệ sinh thường xuyên & định kỳ trong những khu vực được chỉ định trong hợp đồng.

Thực hiện thu gom, phân loại và cuối cùng là vận chuyển rác đến khu vực được quy định.

Theo dõi, ghi chép lại công việc dọn vệ sinh hàng ngày; kịp thời phát hiện và báo cáo về các vấn đề bất thường trong quá trình làm việc.

Quản lý và chịu trách nhiệm về vấn đề sử dụng và bảo quản các vật tư, dụng cụ, trang thiết bị hỗ trợ công việc dọn dẹp, vệ sinh được giao;

Đối với người sử dụng là nhà hàng, khách sạn; bên cạnh việc dọn dẹp vệ sinh bạn còn cần đảm bảo thái độ tích cực, lịch sự, thân thiện với khách hàng của nhà hàng, khách sạn.

Hút bụi trong phòng và khu vực hành lang trước cửa phòng theo yêu cầu của chủ.

Định kỳ thay khăn tắm; theo dõi và kịp thời bổ sung các vật dụng nhà tắm như: xà phòng, kem đánh răng, giấy vệ sinh, … hay các vật dụng tại văn phòng như: tạp chí, văn phòng phẩm, giấy lau tay…

 

 


11. Ngành sản xuất ô tô

Ngành sản xuất ô tô tại Nhật Bản có nhiều tiềm năng phát triển vì thế đây cũng là nhóm ngành được nhiều người lựa chọn khi xuất khẩu lao động sang Nhật.

Bên cạnh việc có mức thu nhập hấp dẫn; trở thành lao động của ngành sản xuất ô tô còn mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm sau khi kết thúc hợp đồng lao động xuất khẩu.

Khi làm việc tại các công xưởng, bạn được đào tạo nhiều kiến thức hữu ích về máy móc, công việc và an toàn lao động. Đây là những kiến thức quý giá mà bạn nhận được sau thời gian là thực tập sinh tại đây.